Trì hoãn là “căn bệnh” không của riêng ai. Vậy làm thế nào để bạn có thể vượt qua được nó?

Trì hoãn là “căn bệnh” không của riêng ai. Vậy làm thế nào để bạn có thể vượt qua được nó?

Trì hoãn là sự thiếu tiến bộ

Mọi người thường đặt ra các mục tiêu và nói mình sẽ cố gắng hoàn thành nó. Nhưng chỉ có 8% thật sự thực hiện. Phần lớn chúng ta bị cuốn vào khoảng cách giữa ý định và thực hiện. Hầu hết mọi người không thể vượt qua sự trì hoãn vì họ coi đó là vấn đề năng suất – họ quên rằng “chiến trường” thực sự nằm trong tâm trí chứ không phải lịch trình của bạn.

Hầu hết mọi người đều có thói quen trì hoãn, họ chấp nhận mọi hậu quả tiêu cực có thể xảy ra. Nhưng không phải ai cũng có thể chịu đựng điều đó. Theo nghiên cứu, khoảng 80% sinh viên và 25% người trưởng thành thừa nhận là người có thói quen trì hoãn.

Theo nghiên cứu của Đại học DePaul, chúng ta chần chừ khi bộ não có nhiều cảm xúc mâu thuẫn.

  • Sợ thất bại: lo lắng kết quả sẽ không hoàn hảo.
  • Tính bốc đồng: bị phân tâm bởi các hoạt động thú vị khác xuất hiện.
  • Từ chối: không thích làm một số việc làm nhất định, vì vậy họ xóa chúng khỏi tâm trí của mình.
  • Sự nổi loạn: khi chúng ta cảm thấy bị buộc phải làm một cái gì đó, chúng ta sẽ nảy sinh cảm giác muốn chống lại.

Những cảm xúc tiêu cực thúc đẩy sự trì hoãn trong mỗi người. Mọi người thường tránh làm nhiều việc hơn khi họ buồn – sự dễ chịu của việc xao lãng, rảnh rỗi mang lại giúp điều chỉnh cảm xúc của chúng ta.

Trì hoãn có nghĩa là chúng ta thất bại trong việc quản lý cảm xúc, không phải thời gian của chúng ta.

Trì hoãn là một vòng luẩn quẩn

Một trong những nghiên cứu đầu tiên về tác hại của sự trì hoãn là khi theo dõi kết quả học tập, căng thẳng và sức khỏe của sinh viên đại học trong suốt một học kỳ. Ban đầu, những người trì hoãn cho thấy mức độ căng thẳng thấp hơn. Nhưng cuộc nghiên cứu kết thúc, không chỉ họ trở nên căng thẳng hơn mà còn đạt điểm thấp hơn. Những người trì hoãn thực sự đã không hoàn thành công việc của họ sau này, điều mà họ phải chấp nhận.

Không đối phó với cảm xúc của mình khiến chúng ta bị tổn hại nhiều hơn – sự căng thẳng khi bắt đầu một cái gì đó không là gì so với hậu quả của việc bạn trì hoãn mang lại.

Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng, khi mọi người đang mơ mộng về một điều gì đó thoải mái, nó chỉ khiến họ hạnh phúc trong một thời gian ngắn. Thời gian còn lại, họ sẽ kém hạnh phúc hơn cả khi họ đi làm.

Trì hoãn là một trận chiến cảm xúc

Tất cả chúng ta đều trải qua những cảm xúc tiêu cực và tích cực mỗi ngày. Cảm giác tự trách, thất vọng, buồn bã hoặc tự thương hại có thể khiến chúng ta cảm thấy quá tải. Điều tiết cảm xúc là một thuật ngữ được đặt ra để mô tả khả năng đối phó với trải nghiệm cảm xúc.

Nghiên cứu cho thấy rõ rằng sự trì hoãn là một vấn đề với sự điều tiết cảm xúc – thay vì xử lý cảm xúc của mình thì chúng ta lại tránh thực hiện một nhiệm vụ vì cảm giác của mình.

Tránh hoạt động chỉ là cách nhất thời khiến chúng ta thoát khỏi cảnh phải đối mặt với nỗi sợ hãi, lo lắng hoặc thất vọng, nhưng sau đó lại là cảm thấy tồi tệ hơn với chính mình. Sâu bên trong, chúng ta biết sự trì hoãn chính là một sự lựa chọn cá nhân.

Đừng đi ngược lại với suy nghĩ

Tự nhận thức là điều cần thiết để chiến thắng trong cuộc chiến cảm xúc trong đầu bạn. Bắt đầu bằng cách đối mặt với kẻ thù hơn là khắc nghiệt với chính mình. Hãy tự hỏi: Tại sao tôi tránh làm gì đó? Tại sao tôi ghét nhiệm vụ này?

Nhận thức được những gì bạn đang nghĩ sẽ giúp bạn biết cách đối phó với sự trì hoãn trong mình. Thay vì tránh hoặc khuếch đại cảm xúc của bạn, hãy cố gắng hiểu chúng.

Phát triển các kỹ năng ER có thể giúp bạn giảm bớt sự trì hoãn. Bao gồm:

  • Nhận thức được cảm xúc của bạn
  • Xác định và điều chỉnh cảm xúc của mình
  • Hiểu những gì gây ra cảm xúc cho mình
  • Thừa nhận những cảm xúc tiêu cực và biến chúng thành những cảm xúc tích cực
  • Hỗ trợ bản thân

Trì hoãn là một vấn đề của quản lý cảm xúc và bạn cần điều chỉnh lại cảm xúc của chính mình. Vượt qua được cảm xúc của sự trì hoãn sẽ giúp bạn thành công trong công việc cũng như cuộc sống